Suối Tiên chỉ là một khe nước nhỏ chảy róc rách cạnh Hòn Rơm, khuất sau những đồi cát cháy nắng. Không gian nổi bật vô cùng bởi một màu đỏ rực của cát và những hình nhũ nhấp nhô, gồ ghề dọc hai bên bờ suối.
Hàng nghìn những hình nhũ hình thành nên từ cát, theo năm tháng trở nên cứng như đá, bị gió mưa mài mòn nên mang trên mình một vẻ đẹp hoang sơ, kỳ thú vô cùng. Màu đỏ nâu của đất cát cùng với những hình nhũ đủ hình thù, đủ kích cỡ làm cho bờ suối trở nên hùng vĩ như những đền tháp, như một thành quách bị lãng quên
Nước ở đây chỉ xăm xắp bề mặt, khoảng mắt cá chân người. Dòng nước dìu dịu mát như xua bớt cái nắng nóng gay gắt của đất trời Phan Thiết, tạo nên một cảm giác thích thú đến lạ. Từ dân bản xứ đến khách thập phương, ai nấy đều thích tận hưởng cái má dịu lúc ngâm chân dưới dòng suối sau khi đã chu du miền cát nóng hổi, mọi ưu tư dường như tan biết, chỉ còn đọng lại trong mỗi người những niềm vui khám phá.
Lâu đài rượu vang RD Sealinks: mang lối kiến trúc trung cổ của châu Âu với khu quảng trường rộng lớn, mái vòm cổ kính nhưng không kém phần trang nhã, sang trọng, những tháp canh cao vút trải tầm nhìn ra không gian tươi xanh của Sea Links City. Tất cả hình ảnh tưởng chừng chỉ tồn tại ở những quốc gia Âu Mỹ xa xôi nay được tái hiện tại lâu đài rượu vang RD.
Tháp Po Sha Nư (còn gọi là Tháp Chăm Phố Hài): là một nhóm di tích đền tháp Chăm còn sót lại của Vương quốc Chăm Pa xưa, nằm trên đồi Bà Nài, thuộc phường Phú Hải, cách trung tâm thành phố Phan Thiết 7 km về phía Đông Bắc.Nhóm tháp này có phong cách kiến trúc Hòa Lai - một trong những phong cách nghệ thuật cổ của Chămpa.
Tuy chỉ có kích thước vừa và nhỏ, nhưng nó chắt lọc được những tinh hoa kỹ thuật kiến trúc và nghệ thuật trang trí của người Chăm xưa tạo nên vẻ uy nghiêm và kỳ bí. Nhóm đền tháp Po Sah Inư là một trong những cụm tháp Chàm còn tương đối nguyên vẹn. Khoảng cuối thế kỷ thứ 8 đầu thế kỷ thứ 9, người Chăm xây dựng nhóm đền tháp này với mục đích để thờ vị thần Shiva - là một trong những vị thần Ấn Độ giáo được sùng bái và tôn kính.Thế kỷ 15, xây dựng thêm một số đền thờ với kiến trúc đơn giản để thờ công chúa Po Sha Inư. Công chúa Po Sha Inư (con vua Para Chanh) là người có tài đức và phép ứng xử nên được người Chăm đương thời yêu quý.
14h00: Chiều tiếp tục tham quan
Làng chài Mũi Né: Làng chài Mũi Né là hình ảnh yên bình của một làng chài thuần chất xứ biển Việt Nam. Cảng cá Mũi Né nằm trên con đường Huỳnh Thúc Kháng, cách bến xe Mũi Né khoảng 200m, đối diện làng chài có quán "Làng Chài Quán" cách trung tâm thành phố Phan Thiết khoảng 23km về phía Bắc, cách chợ Mũi Né 1km.
Làng Chài Mũi Né là một trong những địa điểm tham quan, du lịch tại Phan Thiết không thể không đặt chân đến, vì nơi đây là nơi để bạn khám phá cuộc sống của người dân địa phương xứ biển, làng chài vào buổi sáng như một cái chợ trên biển tàu bè ra vào tấp nập, người dân mua bán cá tụ về lấy cá đem ra chợ bán, những người mua và người bán ở đây rất thân thiện và cảnh mua bán tấp nập diễn ra như một trình tự hàng ngày.
Làng Chài nằm dọc theo bờ biển khoảng 1000m, bãi biển nơi đây đặc biệt là sóng yên gió lặng quanh năm là một điểm cực kỳ tốt cho tàu bè trú ẩn, nên nơi đây cũng là nơi đưa chiến lợi phẩm từ biển trở về và đây cũng là nơi diễn ra cảnh buôn bán tấp nập của ngư dân tại làng chài vào mỗi buổi sáng.
Ngoài ra, đây còn là nơi có phong cảnh tuyệt đẹp khi hoàng hôn buôn xuống, ngắm nhìn từ xa bãi biển có hàng trăng tàu bè neo đậu, một phong cảnh thật nên thơ, đây cũng là nơi giành cho các nhiếp ảnh gia tìm đến.
Được xem là hình ảnh thu nhỏ của vùng biển hiền hòa Bình Thuận, làng chài Mũi Né không chỉ êm đềm và quyến rủ bởi cảnh quang thiên nhiên độc đáo, mà còn ẩn chứa nhiều âm điệu nhộn nhịp của cuộc sống miền biển. Nếu buổi sáng lặng lẽ với hàng trăm chiếc thuyền như say ngủ cùng một bầu trời đẫm sắc xanh lam kì ảo thì khi hoàng hôn buông xuống, biển lung linh bàng bạc sáng mà mỗi con thuyền là một nét lặng mộc mạc.
Đến làng chài Mũi Né ngoài việc trải nghiệm cuộc sống và nghề chài lưới của các ngư dân tại đây, bạn còn có thể lựa chọn cho mình các loại hải sản tươi sống như: mực, cá, tôm, ghẹ, cua, ốc...để mang về chế biến các món ăn hoặc ăn tại chổ luôn, có người nấu nướng luôn với giá cực mềm so với mua ở chợ, mà lại còn được hải sản tươi ngon. Vào buổi sáng tầm 6h - 7h là lúc diễn ra cảnh mua bán tấp tập của người dân làng chài. Làng Chài vào buổi sáng như một khu chợ hải sản giá rẻ, thu hút rất nhiều du khách trong nước và quốc tế khi du lịch đến Mũi Né Phan Thiết.
Những chiếc thuyền cặp bến tại biển Mũi Né - Phan Thiết sau những ngày đánh bắt xa bờ. Cá, mực cùng nhiều loại hải sản tươi ngon khác được đem vào bờ bằng thuyền thúng. Điều thú vị là hải sản không được cân ký mà thường được mua mớ. Thương buôn thu mua và vận chuyển hải sản ngay tại bờ.
Ghẹ, ốc chất thành đống được phân loại đựng trong rổ để chào bán. Hải sản tươi được luộc ngay tại chỗ, có màu sắc và mùi vị khá thơm ngon. Hàng ngày, khu chợ luôn đông đúc từ 6h sáng đến 10h
Đồi Cát Đỏ Mũi Né hay còn gọi là Đồi Cát Vàng: Nằm ở gần bãi biển Hòn Rơm, Mũi Né, cách thành phố Phan Thiết khoảng 25km. Đây là điểm du lịch thu hút tại Mũi Né mà du khach không thể bỏ qua khi đến Phan Thiết.
Cái tên Đồi Cát Vàng được đặt theo màu sắc của nó, vì đồi cát sở hữu một màu vàng khá đặt trưng. Lý do mà cát có màu vàng là được nghe nói nơi đây là một mỏ sắt lâu năm tồn tại rất lâu đã kiến tạo nên màu sắt của cát nên cát có màu vàng, chính vì thế người ta gọi là Đồi Cát Vàng.
Đồi Cát Bay: Bởi vì đồi cát không chỉ có một hình dạng nhất định mà nó thay đổi hình dạng theo giờ theo ngày hoặc theo tháng, sự thay đổi do gió hoặc bảo cát làm bay đi từng lớp cát trên mặt theo chiều gió, tạo ra rất nhiều hình dạng khác nhau, khác hẳn hình dạng ban đầu. Đó chính là sự kì diệu mà mỗi ngày con người luôn muốn khám phá vẻ đẹp của đồi cát mà không biết chán. Chính vì thế mà người dân nơi đây thường gọi là Đồi Cát Bay.
Đồi Cát Vàng có nhiều màu như: màu đỏ, màu trắng, màu hồng, màu trắng xám, màu đỏ đen... trong đó màu cát đỏ và cát vàng chiếm phần lớn tại đồi cát này, các màu khác chỉ là những phần ít. Mỗi màu cát nằm ở những khu vực khác nhau chứ không xen lẫn vào nhau nên rất dể phân biệt. Tổng thể đồi cát thực tế cũng không phải màu đỏ do cát nhưng do ánh mặt trời phản chiếu khi hoàng hôn xuống đã tạo nên phông nền đỏ phủ lên đồi cát. Rất đẹp khi chụp ảnh nơi đây lúc mặt trời lặn.
Chính vì tại đây cát có nhiều màu sắt mà đã hình thành một loại hình nghệ thuật cực kì độc đáo đó là Tranh Cát, Tranh Cát sử dụng cát tự nhiên không pha màu, cát được lấy từ nhiều vùng cát khác nhau nhưng được lấy từ Đồi Cát Vàng là nhiều nhất vì nơi đây cát có nhiều màu. Loại hình nghệ thuật này được các giới người nước ngoài đánh giá rất cao.
Trượt cát: đây là một một giải trí tại đồi cát, trượt cát rất thú vị đem lại cho bạn một cảm giác rất đã. Trướt cát thu hút rất nhiều du khách nhất là giới trẻ, Trượt cát rất đã nhưng chỉ mệt khi leo lên đỉnh đồi bị mỏi chân, vì phải leo lên đồi cát khá xa, đồi càng cao trượt càng đã.
Kinh nghiệm khi thuê miếng ván trượt: ở đây có rất nhiều trẻ em cho thuê ván trượt, một tấm trược cát khoảng 20k mỗi lần thuê, trượt chừng nào chán thì trả lại.
Chạy mô tô trên cát trắng: thuê một chiếc mô tô địa hình 4 bánh tại đây, chạy trên những đồi cát chụp hình ngắm cảnh không còn gì bằng. Cảm giác cưỡi mô tô trên cát rất đã và thú vị. Nhưng moto địa hình chỉ có cho thuê tại đồi cát trắng, ở đồi cát đỏ không có dịch vụ cho thuê này, không cho phép vì chạy moto sẽ làm biến dạng đồi cát.
Chụp hình: đây là nơi lý tưởng để bạn trở thành một nhiếp ảnh gia, nơi hội tụ của Nắng, Cát, Gió, Biển là một để tài muôn thở của các nhiếp ảnh gia.
Ăn vặt tại Đồi Cát Vàng: Tại đây chỉ bán những gánh hàng rong như đậu hủ nóng 5k/chén, các loại bánh đặc sản Phan Thiết, mực 1 nắng và các loại khô,.. được bán dưới chân đồi. Trượt cát mệt xuống làm một chén đậu hủ nóng còn gì bằng cùng với một trái dừa giải khát.